Học Luật Thơ Tứ Tuyệt trong 5 Phút
Học Luật Thơ Tứ Tuyệt trong 5 Phút
vương thanh
05/11/2017
Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt giản lược trong 5 phút
Vài định nghĩa trước:
1. chữ vần bằng là chữ không có dấu hay có dấu huyền.
2. chữ vần trắc là chữ có dấu (sắc, hỏi, ngã, nặng).
3. nhất tam ngũ bất luận: chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 trong mỗi câu thơ có thể dùng vần bằng hay vần trắc.
4. nhị tứ lục phân minh: chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 phải theo đúng luật bằng trắc. Chữ ở vị trí 2,4,6 cần theo vần bằng hay vần trắc thì sẽ theo quy luật Là vần bằng hay vần trắc thì tùy theo quy luật (Luật A, và luật B) sẽ trình bày sau.
5. câu thơ được nói là theo vần bằng nếu chữ thứ 2 trong câu thơ là vần bằng (dùng trong thơ thất ngôn)
Thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm có 4 câu, mỗi câu bảy chữ. Thông thường thì chữ cuối của câu 1, chữ cuối câu 2 và câu 4 phải cùng vần, và thường là vẩn bằng (dấu huyền hay là không dấu). Chữ cuối câu ba là vần trắc (chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng).
Bạn không cần học bảng cửu chương bằng trắc, thường được trình bày ở những bài viết dài dòng trên mạng. Trong mỗi câu, Bạn chỉ cần đẻ ý chữ thứ hai. Chữ thứ hai quyết đinh bằng trắc của nguyên câu .
Luật A: Nếu chữ thứ 2 trong câu thơ là vần bằng, thì chữ thứ 4 phải là vần trắc, và chữ thứ 6 theo vần bằng. (BTB) cho vị trí (2,4,6) trong câu.
Thí dụ: Cỏ "cây" (2:B) chen đá (4:T), lá xen (6:B) hoa.
Luật B: Nếu chữ thứ 2 là vần trắc thì chữ thứ 4, là vần bằng và chữ thứ 6 là vần trắc. (TBT) cho vị trí (2,4,6) trong câu.
Thí dụ: bước "tới" (2:T) đèo "ngang" (4:B) bóng "xế" (6:T) tà .
Nếu làm sai không đúng bằng, trắc thì gọi là thất luật.
Ngoài luật ra còn có "niêm". Làm cho đúng niêm thì phải coi chữ thứ 2 của câu thơ đầu tiên. Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên Bạn dùng vần vần bằng, thì chữ thứ 2 câu thơ số 2 phải là vần trắc, chữ thứ 2 câu thơ số 3 phải là vần trắc, và chữ thứ hai câu thơ số 4 là vần bằng. Chỉ cần nhìn chữ vị trí số 2 trong mỗi câu . Đúng niêm thì là (BTTB) hoặc (TBBT) cho những chữ thứ 2 trong mỗi câu cho 4 câu thơ.
Nếu làm không đúng (BTTB) hay (TBBT) thì là thất (sai) niêm.
Niêm luật bát cú cũng giống như tứ tuyệt, như là hai bài tứ tuyệt nối liền trước sau, nhưng câu 3,4 là vế đối, câu 5,6 là cặp đối nữa.