Ngư Huyền Cơ
Ngư Huyền Cơ (chữ Hán: 魚玄機; 844 - 871), tự Ấu Vi (幼薇)[1], lại có tự Huệ Lan (惠蘭)[2], là một tài nữ trứ danh và là một kĩ nữ[3] tuyệt sắc vào thời kì Vãn Đường trong lịch sử Trung Quốc. Về sau, do hoàn cảnh gia đình, bà buộc phải xuất gia làm đạo sĩ.
Nổi danh là một tuyệt sắc giai nhân và là một nữ thi nhân tài năng, bà từng là tiểu thiếp của một nhà quyền quý, nhưng sau bị phụ bạc nên xuất gia làm đạo sĩ, giao du với nhiều nho sinh mặc khách, phóng đãng một thời. Cuối cùng, do bị khép tội giết tỳ nữ, bà bị xử trảm khi tuổi đời còn chưa quá 30 tuổi. Bà nổi tiếng với câu thán: "Dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang" (易求無價寶,難得有情郎; dễ tìm được bảo vật vô giá, khó có được người chồng có tình cảm). Về sau, câu cú thán này lưu danh thiên cổ, được hậu nhân lấy đó mà tâm đắc tài nghệ của bà.
Thời kì nhà Đường có 4 tài nữ được đương thời xưng là Đường triều Tứ đại nữ thi nhân (唐朝四大女诗人), bao gồm: Tiết Đào, Ngư Huyền Cơ, Lý Quý Lan và Lưu Thái Xuân. (Vãn Đường)
Ngư Huyền Cơ (chữ Hán: 魚玄機; 844 - 871), tự Ấu Vi (幼薇)[1], lại có tự Huệ Lan (惠蘭)[2], là một tài nữ trứ danh và là một kĩ nữ[3] tuyệt sắc vào thời kì Vãn Đường trong lịch sử Trung Quốc. Về sau, do hoàn cảnh gia đình, bà buộc phải xuất gia làm đạo sĩ.
Nổi danh là một tuyệt sắc giai nhân và là một nữ thi nhân tài năng, bà từng là tiểu thiếp của một nhà quyền quý, nhưng sau bị phụ bạc nên xuất gia làm đạo sĩ, giao du với nhiều nho sinh mặc khách, phóng đãng một thời. Cuối cùng, do bị khép tội giết tỳ nữ, bà bị xử trảm khi tuổi đời còn chưa quá 30 tuổi. Bà nổi tiếng với câu thán: "Dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang" (易求無價寶,難得有情郎; dễ tìm được bảo vật vô giá, khó có được người chồng có tình cảm). Về sau, câu cú thán này lưu danh thiên cổ, được hậu nhân lấy đó mà tâm đắc tài nghệ của bà.
Thời kì nhà Đường có 4 tài nữ được đương thời xưng là Đường triều Tứ đại nữ thi nhân (唐朝四大女诗人), bao gồm: Tiết Đào, Ngư Huyền Cơ, Lý Quý Lan và Lưu Thái Xuân. (Vãn Đường)