Trương Húc
Trương Húc 張旭 (khoảng 658-747) tự Bá Cao 伯高, người Ngô Huyện, tỉnh Giang Tô. Năm Khai Nguyên làm quan đến Thường thục uý, về sau thăng đến Kim ngô trưởng sử, người đời thường gọi là Trương trưởng sử. (Thịnh Đường).
Ông là một nhà thư pháp, chuyên lối chữ thảo, người đời xưng là Thảo thánh. Ông cùng Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư và Bão Dung được người đương thời gọi là Ngô trung tứ sĩ. Trương Húc đặc biệt nổi tiếng với lối cuồng thảo, cùng với Hoài Tố 懷素 cùng thời được người đời xưng tụng là “Cuồng thảo nhị tuyệt”, hay “Điên Trương tuý Tố”. Tương truyền, ông đã lấy cảm hứng từ những màn múa kiếm của Công Tôn đại nương rồi đưa vào phong cách viết đặc biệt của mình.
Trương Húc 張旭 (khoảng 658-747) tự Bá Cao 伯高, người Ngô Huyện, tỉnh Giang Tô. Năm Khai Nguyên làm quan đến Thường thục uý, về sau thăng đến Kim ngô trưởng sử, người đời thường gọi là Trương trưởng sử. (Thịnh Đường).
Ông là một nhà thư pháp, chuyên lối chữ thảo, người đời xưng là Thảo thánh. Ông cùng Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư và Bão Dung được người đương thời gọi là Ngô trung tứ sĩ. Trương Húc đặc biệt nổi tiếng với lối cuồng thảo, cùng với Hoài Tố 懷素 cùng thời được người đời xưng tụng là “Cuồng thảo nhị tuyệt”, hay “Điên Trương tuý Tố”. Tương truyền, ông đã lấy cảm hứng từ những màn múa kiếm của Công Tôn đại nương rồi đưa vào phong cách viết đặc biệt của mình.
Đào hoa khê - Trương Húc
Suối Hoa Đào
Bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng
Ẩn ẩn phi kiều cách dã yên,
Thạch ky tây bạn vấn ngư thuyền.
Đào hoa tận nhật tuỳ lưu thuỷ,
Động tại thanh khê hà xứ biên?
Thấp thoáng cầu treo cách khói đồng,
Bờ tây ghềnh đá hỏi ngư ông.
Hoa đào trôi mãi theo dòng nước,
Động ở bên nào mé suối trong?