Đỗ Mục

Đỗ Mục 杜牧 (803-853) tự Mục Chi 牧之, hiệu Phàn Xuyên 樊川, người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là Trường An, tỉnh Thiểm Tây). Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng túng, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).


Bạc Tần Hoài - Đỗ Mục

Đỗ Bến Tần Hoài

Bản dịch nghĩa

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,

Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.

Thương nữ bất tri vong quốc hận,

Cách giang do xướng “Hậu đình hoa”.


Khói lan toả trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát

Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu

Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước

Ở bên kia sông còn hát khúc “Hậu đình hoa”.


Khiển Hoài - Đỗ Mục

Giải Nỗi Nhớ

Bản dịch nghĩa

Lạc phách giang hồ tái tửu hành,

Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.

Thập niên nhất giác Dương Châu mộng,

Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.

Lưu lạc trên giang hồ với khúc nhạc và bầu rượu

Với người con gái lưng thon mảnh mai có thể đứng trên lòng bàn tay

Mười năm chợt tỉnh một giấc mộng Dương Châu

Lại được mang lấy tiếng bạc tình ở chốn thanh lâu